Phong cách Đông Dương là sự hoà quyện nhịp
nhàng giữa vẻ đẹp hoài niệm của của truyền thống Á Đông vừa mang đậm phong cách
lãng mạn của phong cách Pháp. Sự kết hợp ăn ý giữa
2 bản sắc mang đến một nét phong cách mới mẻ, phù hợp với quan điểm mỹ thuật
qua sự tinh hoa, và bề dày lịch sử để người nhìn vừa cảm nhận được sự mộc mạc, ấm
áp, giản dị nhưng cùng đầy sang trọng và kiêu sa trong thiết kế kiến trúc.
Phong cách Đông Dương
(Indochine Style) được xuất hiện khi Pháp bắt đầu công cuộc xâm chiếm khu vực
Đông Nam Á – hay còn gọi là Đông Dương. Đó là vào khoảng những năm 1893-1954. Phong cách này ban đầu được gọi là phong cách thực dân, dần
dần được gọi là “Indochine” và phát triển đầu những năm 1920 ở Việt Nam.
Cha đẻ của phong cách này chính là kiến trúc sư Ernest Hébrard, giáo sư trường Mỹ thuật Đông Dương. Ông gọi nó là kiến trúc Đông Dương nhưng thực chất đây là phong cách chiết trung Á – Âu. Không chỉ có kiến trúc của 3 nước Đông Dương trong đó mà còn có cả của Trung Quốc.
Những đặc điểm trong phong cách Đông Dương
Kỹ thuật và vật liệu xây dựng
- Thiết kế kiến trúc Đông Dương hoàn
toàn sử dụng những chất liệu và kỹ thuật mới.
Hệ khung được làm bằng bê tông cốt thép, khả năng chịu lực cao.
- Phần khung làm từ thép tiền chế,
sành sứ đa màu. Phần ngói làm từ đá xám chẻ (hay còn gọi
là ngói ardoise) với gạch có họa tiết caro vô cùng ấn tượng.
- Một số chi tiết hiện đại thời bây
giờ cũng thường được ứng dụng vào phong cách kiến trúc Đông Dương như cột
thu lôi, bóng đèn điện, cổng sắt uốn,...
Dùng hệ mái khác biệt
- Mái ngói là một trong những loại
mái được ưu tiên trong hầu hết những công trình mang phong cách Đông Dương,
mái ngói với độ dốc cao được nhô ra che nắng che mưa hiệu quả, thoát nước
nhanh chóng rất phù hợp với thời tiết và khí hậu ở Việt Nam.
Sử dụng hệ cửa phong cách Đông Dương
- Các cửa sổ được bố trí khá dày nhằm
tăng sự thông thoáng để phù hợp với thời tiết khí hậu Việt.
Phố biến nhất là cửa chợp giúp thông gió ngay cả khi đóng kín cửa. Ngoài
hành lang cũng được thiết kế cửa sổ giúp ánh sáng vào nhà nhiều nhất có thể.
Màu sắc chủ đạo trong phong cách Đông
Dương
- Các gam màu trung tính luôn được
ưu tiên sử dụng trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương Indochine,
bao gồm các màu vàng nhạt, vàng kem, trắng đã tạo nên cảm
giác thoải mái phù hợp với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam.
- Ngoài ra những tone màu nóng như
màu vàng cam, đỏ, tím xanh nhạt cũng được tận dụng
để làm điểm nhấn cho toàn bộ không gian.
- Những sắc màu đậm chất tự nhiên từ
những vật dụng bằng gỗ, tre, mây… đậm chất Á Đông cũng được sử dụng
nhằm cảm nhận được sự mộc mạc ấp ám.
Chất liệu sử dụng phong cách Đông
Dương
- Chất liệu gỗ: Một trong những chất liệu được ưu tiên sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất phong cách Đông Dương chính là chất liệu gỗ. Ngoài tính chất mềm, bền chắc, gỗ còn có thể khắc những hoa văn họa tiết dễ dàng và thường được ứng dụng nhiều trong nội thất hoặc các hệ cửa, lát sàn, trần nhà, hệ khung kết cấu và console của mái, các chi tiết trang trí như phù điêu, tượng tròn.
- Chất liệu tre: Do có khả năng chống mối mọt tốt,
độ bền cao, thân thiện với môi trường nên chất liệu tre được sử dụng trong
thiết kế nội thất phong cách Đông Dương để làm đồ trang trí
và trang thiết bị nhằm tạo nên hình ảnh đẹp mắt, sang trọng lại rất gần
gũi.
- Chất liệu gạch: Các loại gạch bông, gạch nung thường
được sử dụng nhiều trong thiết kế nội thất Đông Dương để
tạo nên vẻ đẹp sang trọng nhưng không kém phần tinh tế và sang trọng cho
không gian.
Hoa văn họa tiết sử dụng trong phong
cách Đông Dương
- Họa tiết Kỷ Hà: Đây
được xem là một trong những họa tiết đẹp được ứng dụng khá phổ biến, đặc
trưng của họa tiết này chính là họa tiết mắc lưới lục giác giống vải trên
mai rùa, họa tiết mắc lưới hình thoi, họa tiết mắc lưới tam giác, có hình
chữ nhân,… được sử dụng trong các đồ vật trang trí tạo nên một vẻ đẹp hài
hòa nhưng vô cùng thu hút.
- Họa tiết hình chữ nhật: Có thể dễ dàng nhìn thấy sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc trong phong cách Indochine với họa tiết hình chữ nhật được trang trí với các chữ Hán tự: Phúc, Lộc, Thọ, Hỷ. Các đường nét đơn giản và nằm gọn trong một ô hoặc có thể thiết kế tuy ý để phù hợp với không gian.
- Họa tiết hình thú: Họa tiết này sẽ dùng những con vật mang lại sự may mắn theo quan niệm của người Việt, thông thường những họa tiết này không đứng một mình mà kết hợp với các họa tiết kỷ hà, hình chữ, hồi văn. Trong đó, họa tiết Tứ linh: Long-Lân-Quy-Phụng được sử dụng nhiều nhất, ngoài ra còn có cọp, sư tử, dơi, cá…
0 Nhận xét