Thông
qua hoạt động truyền giáo và thương mại của các nhà sư và thương nhân Ấn Độ,
Phật giáo đã được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ đầu Công nguyên.
Có
thể nói, ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa – xã hội Việt Nam là
khá toàn diện và sâu sắc:
- Phật giáo có tác động lớn, góp phúc đẩy sự phát triển của văn hóa Việt Nam trên nhiều lĩnh vực: kiến trúc, điêu khắc, văn học, giáo dục... (Ví dụ: chùa Một cột; chùa Dâu; tượng phật Quan âm nghìn mắt, nghìn tay; giáo lý Phật giáo thấm nhuần trong văn học dân gian của Việt Nam…)
- Phật giáo khi xâm nhập vào Việt Nam không tồn tại một cách thuần khiết, mà có sự hòa hợp, dung nạp với các yếu tố văn hóa của tín ngưỡng bản địa. Ví dụ: trong các ngôi chùa ở miền Bắc Việt Nam không chỉ thờ phụng các vị Phật, Bồ tát cũng như các vị hộ trì Phấp pháp, mà còn thờ nhiều vị thần/ thánh của các tôn giáo/ tín ngưỡng khác như: thờ Mẫu; thờ Đức Thánh Trần…
Về kiến trúc
Nghệ thuật kiến trúc của Ấn Độ cùng với hai tôn giáo chính là Phật giáo và Ấn Độ giáo đã được truyền bá vào Việt Nam ngay từ những thế kỉ đầu công nguyên và liên tục phát huy ảnh hưởng trong thời gian dài.
Tiếp thu nghệ thuật tạo hình của Ấn Độ, người Việt đã tạo nên nhiều công trình
kiến trúc tôn giáo đặc sắc, thuộc nhiều kiểu kiến trúc khác nhau. Trong đó, có
2 kiểu kiến trúc nổi bật nhất là:
- Kiến trúc đền – núi (ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ giáo). Quần thể kiến trúc đền – núi tiêu biểu ở Việt Nam là: Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam).
- Kiến trúc chùa tháp (ảnh hưởng của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo). Quần thể kiến trúc chùa - tháp tiêu biểu ở Việt Nam là: chùa Thiên Mụ (Huế), tháp Báo Thiên (Hà Nội),…
1. Kiến trúc đền – núi:
Thánh địa Mỹ Sơn là
di sản lịch sử nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam với quần thể kiến trúc gồm nhiều
đền đài Chăm Pa vô cùng độc đáo. Khu di tích được phát hiện vào năm 1885 và
được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới vào năm 1995.
Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền
đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản
duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Nghệ thuật và kiến trúc qua bố cục đền tháp mang ảnh hưởng lớn
của phong cách Ấn Độ. Khu Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, bố cục mỗi cụm tháp đều
có một tháp chính (Kalan) ở giữa và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung
quanh. Kalan thường thờ Linga (sinh thực khí) hay linh tượng Shiva, các đền miếu
nhỏ thờ các vị thần như thần Sấm, sét, Indra, thần mặt trời Surya, thần chiến
tranh Skanda…
Các công trình tháp cổ
ở Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi văn hóa tín ngưỡng Ấn Độ, thể hiện ở hình
dáng tháp cũng như những bức phù điêu, các tấm bia được viết bằng chữ Phạn với
hoa văn họa tiết vô cùng sống động và đẹp. Các Tháp đều hướng về phía Đông là
hướng của các vị thần, là hướng sinh, tuy nhiên vẫn có một số tháp hướng về
phía Tây thể hiện quan niệm của các vị vua Chăm Pa muốn tìm hiểu về thế giới
bên kia, thế giới không nhận biết được.
Các tháp đều có hình chóp, biểu tượng của đỉnh. Những đền
tháp ở Mỹ Sơn được xây dựng bằng gạch đỏ, không vôi phủ ngoài, giữa các viên gạch
không có mạch hồ. Các đền tháp đều có hình tứ giác. Mái tháp được cấu trúc theo
nhiều tầng tháp chồng lên nhau, trên đặc dưới rỗng, càng lên cao càng nhỏ dần tạo
dáng cao vút. Mặt ngoài cửa các tháp mang những đường nét và đường cong mô tả
hình người, hình động vật, cỏ cây hoa lá với nhiều dáng vẻ khác nhau rất sinh động
và uyển chuyển.
Linga, đôi khi được gọi là lingam hoặc Shiva linga, là một hình ảnh trừu tượng hoặc đại diện hoặc của thần Shiva Hindu trong Shaivism.
Sơ đồ Quần thể khu đền B, C, D, Thánh địa
Mỹ Sơn
Sơ
đồ mặt bằng Quần thể đền A, Thánh địa
Mỹ Sơn
Sơ đồ mặt bằng Khu đền E, F,
Thánh địa Mỹ Sơn
2. Kiến trúc chùa tháp:
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm
trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố khoảng 5 km về
phía tây, được khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng – vị
chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
ngôi chùa này là tụ hội những nét đẹp
kiến trúc qua nhiều triều đại, dành được nhiều sự quan tâm của các vua chúa.
Dưới thời chúa Quốc, trong giai đoạn Phật giáo xứ đàng Trong vô cùng phát triển
và hưng thịnh, chùa được xây dựng lại quy mô hơn.
Toàn bộ công trình kiến trúc của chùa đều nằm trên một
ngọn đồi hình chữ nhật chạy theo hướng Bắc Nam. Chùa được bao bọc bởi khuôn
tường thành xây bằng đá mang hình dạng một con rùa đang uống nước.
Tháp Phước Duyên là một trong những công
trình kiến trúc trọng yếu của chùa Thiên Mụ. Đó là một tòa tháp cao bảy tầng,
xây bằng gạch mộc, trên một phần móng cũng xây bằng gạch, bó vỉa bằng đá thanh.
Mặt tiền của tháp hướng về phía nam, nơi có dòng sông Hương uốn lượn chảy qua
trước cửa chùa Thiên Mụ. Bình đồ của tháp hình bát giác cân phân, càng lên cao
càng nhỏ dần, theo kiểu “thượng thu hạ thách”.
Chiều cao của tháp tính từ mặt đất ở chân tháp đến miệng bình cam lồ gắn
trên đỉnh tháp là 22,26 m, trong đó, phần móng cao 1,16 m, bảy tầng tháp cao
19,8 m, bình cam lồ cao 1,30 m
Điện Đại Hùng là chánh điện
của chùa Thiên Mụ. Bên trong thờ phật Di Lặc có tai to để lắng nghe được
hết những nỗi khổ của chúng sanh, có bụng to để bao dung những lỗi lầm của
người dân và chiếc miệng to để giữ được tâm bình yên, an lạc giữa trần gian
nhiều khổ ải. Bên trên có một bức hoành phi khắc 4 chữ “Linh Thửu Cao Phong”.
Những trang trí bằng pháp lam ở tháp
Phước Duyên
Pháp lam là một loại sản phẩm thủ công,
đồng thời cũng là chất liệu kiến trúc, có cốt làm bằng đồng, bên ngoài phủ men
nhiều màu, trải qua nhiều công đoạn nung đốt mà thành.
Những trang trí bằng chất liệu pháp lam
trên tháp Phước Duyên bao gồm: bình cam lồ gắn trên đỉnh tháp, các cù
dao gắn ở góc đao mái của bảy tầng tháp và những chữ Hán gắn trên các bức hoành
phi và câu đối ở mặt tiền của bảy tầng tháp.
* Bình cam lồ: Bình cam lồ
hình tựa quả bầu eo, miệng vút, cao 1,30 m, rỗng lòng. Cốt bình làm bằng đồng
thau dát mỏng, bên ngoài tráng men màu vàng.
* Các cù dao: Cù dao là
tên người Huế gọi các tổ hợp trang trí theo đồ án “vân hóa long” gắn trên các
bờ nóc, bờ quyết của các cung điện, lăng tẩm, miếu vũ ở Huế xưa. Các đồ án
trang trí này thường được đắp bằng vôi vữa, xi-măng, khảm sành sứ…
Sơ đồ mặt cắt & mặt đứng tháp
Phước Duyên
Các cù dao pháp lam sau khi được bảo tồn
và phục
nguyên ở tháp Phước Duyên
Bình cam lồ trên đỉnh tháp Phước Duyên
0 Nhận xét