Quan
điểm biện chứng là thứ sẽ hình thành nên tư tưởng biện chứng, có thể sẽ là công
cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức đúng hoặc sai lệch về thế giới.
Các
nhà biện chứng ở cả phương Đông lẫn phương Tây vào thời cổ đại đã thấy được các
sự vật hiện tượng vận động trong sự sinh thành. Điều đó được cho là phép biện
chứng tự phát phát cổ đại. Tự phát là vì chưa có kết quả của nghiên cứu và thực
nghiệm khoa học minh chứng. Trong đó không thể không kể đến nền triết học Ấn Độ.
Vậy, nền triết học
Ấn Độ mang phép biện chứng tự phát thời cổ đại.
Triết học Phật giáo là một trong những
học thuyết triết học - tôn giáo lớn, tồn tại lâu đời trên thế giới. Phật giáo là một
tôn giáo mang trong mình 2 yếu tố: tôn giáo và triết. Hai yếu tố này hoà quyện
vào nhau và trở thành cơ sở biện chứng cho nhau. Tư duy biện chứng trong phật
giáo là tư duy về sự vận động, biến đổi của vạn vật trong thế giới, có tư tưởng
với các phạm trù “Vô ngã”, “Vô thường” và “Nhân duyên”. Tư duy này chủ yếu luận
giải về các vấn đè sinh ra, tồn tại và biến mất: con người nằm trong vòng Sinh
– Lão – Bệnh – Tử. Hơn nữa, còn cho rằng con người nằm trong vòng luân hồi số
kiếp và được giải thoát,…
Tư duy biện chứng thể hiện ở 2 phạm
trù:
Thuyết Vô ngã – Vô thường
·
Luật
nhân quả: đề cao tính tự thân sinh thành, biến đổi của vạn vật, không do sự chi phối quyết định
của một lực lượng thần linh hay thượng đế
tối cao nào. Vạn vật đều tuân theo tính tất định và phổ biến của luật nhân – quả. Điều này lý giải những vấn đề của cuộc sống nhân sinh như: hạnh
phúc, đau khổ, giàu, nghèo,…
Thuyết Vô ngã – Vô thường: cho rằng
vạn vật không có tính thường hằng, nó chỉ là sự “giả hợp” do sự hội đủ nhân
duyên mà ra (chỉ sự tồn tại). Sự tồn tại thực tế của bản thân con người là do
“Ngũ uẩn”: Sắc (vật chất) – Thụ (cảm giác) – Tưởng (ấn tượng) – Hành (suy lý) – Thức (ý
thức). Qui chung lại thì sự tồn tại của vạn vật chỉ là sự hội hợp của 2 loại yếu
tố: Vật chất (sắc) và Tinh thần (danh).
Phạm trù “Vô thường” gắn liền với
“Vô ngã”:
“Vô thường” là vạn vật biến đổi theo
chu kì bất tận Sinh – Trụ - Dị - Diệt. Vậy
thì “có có” – “không không” luân hồi bất tận: “thoáng có”, “thoáng không” cái còn
mà chẳng còn, cái mất mà không mất.
Triết học Phật Giáo cho rằng hiện tượng trong vũ trụ là vô cùng - vô tận, tất cả vạn vật luôn biến đổi liên tục, tự thân tự sinh tự thành. Và tất cả các Pháp đều thuộc về một giới gọi là Pháp giới. Điều đó có nghĩa là vạn vật nằm trong vũ trụ. Mỗi một pháp (mỗi một sự vật hiện tượng, hay một lớp các sự vật hiện tượng) đều ảnh hưởng đến toàn pháp. Như vậy các sự vật, hiện tượng hay các quá trình của thế giới là luôn luôn tồn tại trong mối liên hệ, tác động qua lại và quy định lẫn nhau.
Sinh diệt vô thường: Là sự vô thường trong từng ý niệm, nó thay đổi hoàn toàn, cái mà xảy ra bên trong bất cứ một chúng sanh nào hay một sự vật nào, ngoài sự tập hợp của các pháp thì xuất hiện sự sanh diệt ngay lúc đó. Như vậy, mỗi người, mỗi vật luôn luôn thay đổi và không bao giờ giống nhau. Trong Triết học Phật giáo gọi là “sinh diệt vô thường”, được giải thích theo quan điểm Phật giáo là bất cứ sự thay đổi nào của vạn vật đều sanh diệt không ngừng trong từng khoảnh khắc.
Chẳng hạn ta có thể tận mắt nhìn một đám mây đang bay ngang trước mắt, nhưng rồi nó cũng biến tướng
dời đi nơi khác mà không còn nguyên vẹn như ban đầu chúng ta đang có cảm thọ là đám mây kia vẫn ở vị trí cũ, hay việc
chúng ta nhìn thấy những hạt mưa ồ ạt rơi xuống thành vũng nước lớn nhưng sau
đó nó cũng sẽ bay hơi chứ không thể mãi mãi ở đó. Do vậy, Triết học Phật giáo
đã gạt bỏ vai trò sáng tạo thế giới của
các đấng tối cao, của thượng đế.
Luật nhân quả
Cái nhân nhờ có cái
duyên mới sinh ra được mà thành quả. Quả lại nhờ có duyên mà
thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên mà
thành quả mới. Cứ thế nối nhau vô cùng,
vô tận. Do đó, mà ta có quá trình biến đổi không ngừng thành, trụ, hoại, diệt. Phật giáo đã xây dựng
nên thuyết nhân duyên. Trong thuyết nhân
duyên có ba khái niệm cơ bản là Nhân, Quả, Duyên
Mối quan hệ Nhân - Duyên là mối quan
hệ biện chứng trong không gian và thời gian giữa
vạn vật. Mối quan hệ đó bao trùm lên toàn
bộ thế giới. Trong một có tất cả trong tất cả có một. Do nhân duyên mà vạn vật sinh hay diệt. Duyên hợp thì
sinh, Duyên tan thì diệt. Vạn vât sinh
hoá vô cùng là do ở các duyên tan hợp, hợp tan nối tiếp nhau mà ra. Nên vạn vật chỉ tồn tại ở dạng tương đối. Chỉ
có sự biến đổi vô thường của vạn vật, vạn
sự theo nhân duyên là thường còn không thay đổi.
Mối quan hệ Nhân – Quả là mối quan hệ
biện chứng trong không gian
và thời gian giữa vạn vật. Mối quan hệ bao trùm lên toàn bộ thế giới không tính đến cái lớn nhỏ, cái đơn giản hay phức tạp.
Ví như một hạt cát nhỏ được tạo thành từ
mối quan hệ nhân quả trong toàn vũ trụ, cả vũ trụ hòa hợp tạo nên nó. Thuần
nhân không sinh ra quả. Trong nhân có quả,
trong quả có nhân. Và sự biến chuyển từ
Nhân đến Quả có khi mau, khi chậm, chứ không phải bao giờ diễn tiến trong một thời gian đồng đều.
Đạo Phật quan niệm về triết lý nhân sinh thể hiện trong thuyết “thập nhị nhân duyên”. Trong thập nhị nhân duyên ta chú trọng đến quy luật “sinh lão bệnh tử”, là bốn nỗi khổ mà ai cũng phải trải qua theo như Phật giáo. Trong mỗi con người luôn tồn tại hai mặt: sự sống và cái chết. Khi con người sinh ra và lớn lên cũng đồng nghĩa với việc tiến dần tới cái chết. Nhưng chết - sống là hai mặt đối lập nhau không tách rời nhau. Thể xác tan đi là hết nhưng linh hồn vẫn ở trong vòng vô minh.
Chính vì vậy mà con người – những người
còn sống sẽ thể hiện sự tôn trọng cũng như tình yêu thương đối với người đã khuất
bằng việc chôn cất kĩ lưỡng và xây dựng cho họ những ngôi nhà để linh hồn ấy có
thể trú ngụ. Đó được gọi là nghĩa trang. Con người không chỉ dừng lại ở việc
xây dựng các khu nghĩa trang mà còn kiến tạo cho nó một vẻ bề ngoài đẹp mắt, chỉnh
chu nhất. Họ cho rằng con người có nhu cầu về nhà ở đẹp đẽ thì linh hồn cũng vậy.
South Park Street ở Kolkata , Ấn Độ, được xây dựng vào những năm 1700-1800 với lối kiến trúc mang nét tây nhưng vẫn đạm chất bản địa. Nó là một sự pha trộn phức tạp của thiết kế Gothic và Ấn-Saracenic, và chứa các cơ quan của nhiều người đàn ông và phụ nữ đáng chú ý từ thời đại Raj.
Cũng dựa trên niềm tin ấy, ta có Lăng mộ Taj Mahal, thuộc quận Agra ở Uttar Pradesh. Được xây dựng bắt đầu từ năm 1632 – 1648 bởi hoàng đế Mughal Shah Jahan để tưởng nhớ người vợ Mumtaz Mahal. Kiến trúc có sự kết hợp nhịp nhàng giữa chất rắn và lỗ rỗng, lõm và lồi và bóng sáng; chẳng hạn như phần vòm và mái vòm làm tăng thêm khía cạnh thẩm mỹ. Taj Mahal ằm giữa một bệ đá cao 7 mét, lăng mộ bằng đá cẩm thạch trắng, có 4 mặt tiền gần như giống hệt nhau, mỗi mặt có một vòm trung tâm rộng cao tới 33 mét ở đỉnh và các góc nghiêng kết hợp các vòm nhỏ hơn. Các mái vòm trung tâm hùng vĩ đạt đến độ cao 73 mét, tại đỉnh được bao quanh bởi 4 mái vòm nhỏ hơn. Cổng chính được bao quanh bởi hai cặp vòm nhỏ hơn. Đây được xem là 1 trong những công trình vĩ đại bậc nhất ở Ấn Độ.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi 💜
0 Nhận xét