1. Các thời kỳ văn minh và sự xuất hiện các trường phái trong hệ thống triết học Ấn Độ cổ đại
Trên mảnh đất Ấn Độ,
với điều kiện thiên nhiên hết sức đa dạng nhưng cũng vô cùng kỳ vĩ và khắc nghiệt;
vốn là cái nôi sinh ra và nuôi dưỡng con người, nhưng cũng luôn là những yếu tố
chi phối, tác động đến đời sống con người, cùng với chế độ chiếm hữu nô lệ mang
tính chất gia trưởng hà khắc, lại bị kìm hãm bởi công xã nông thôn bảo thủ, trì
trệ và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội, triết học Ấn Độ đã hình thành và phát
triển; với những nhà tư tưởng, những kinh sách, những trường phái triết học,
tôn giáo đa dạng và sâu sắc,
Quá trình phát sinh,
phát triển và những nội dung, đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại không chỉ nảy
sinh và mang đậm dấu ấn điều kiện sống của đất nước Ấn Độ mà nó còn phản ánh và
chịu sự chi phối sâu sắc từ đặc điểm của nền văn minh cổ Ấn Độ, với trình độ
phát triển về phương diện các giá trị vật chất, kỹ thuật và các mặt của đời sống
xã hội đặc sắc. Xã hội cũng như nền văn minh cổ Ấn Độ đã trải qua các thời kỳ với
những thành tựu rực rỡ, đặc sắc, là một trong những cơ sở cho quá trình hình
thành, phát triển cũng như cho nội dung, đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại.
- Thời kỳ đầu tiên là thời kỳ văn minh sông
Ấn (từ thiên niên kỷ thứ III đến đầu thiên niên
kỷ thứ II trước Công nguyên). Nền văn minh này nằm ở hạ lưu phía Tây con sông Ấn. Ở
thời kỳ này mới chỉ hình thành những mầm mống tư tưởng triết lý thần thoại tôn
giáo, đời sống tinh thần xã hội chủ yếu chỉ là tín ngưỡng tôn giáo cổ mang tính
chất đa thần tự nhiên, như tín ngưỡng tô tem và tín ngưỡng vật linh.
- Tiếp theo nền văn minh sông Ấn là nền văn
minh Veda - Sử thi (khoảng
từ thế kỷ XV trước Công nguyên đến thế kỷ VI trước Công nguyên). Bằng quá trình
chinh phục và dung hợp văn hóa, người Aryan (những bộ lạc người da trắng, mũi
cao, sống bằng nghề chính là chăn nuôi du mục, săn bắt trên cao nguyên Caucase)
đã sáng tạo nên một nền văn minh mới - văn minh Veda, hình thành nên chế độ nô
lệ ở Ấn Độ. Trên cơ sở đó, hình thành tư tưởng triết lý tôn giáo Ấn
Độ, đặc biệt là sự thống trị của thế giới quan thần thoại tôn giáo mang tính chất
đa thần, giải thích vũ trụ và nhân sinh.
- Thời kỳ thứ ba là thời kỳ Phật giáo -
Bàlamôn giáo hay
thời kỳ các vương triều thống nhất, từ thế kỷ thứ VI trước Công nguyên đến thế
kỷ thứ III sau Công nguyên. Thời kỳ này đã có những bước tiến bộ đáng kể trong
lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội. Xã hội Ấn Độ thời kỳ này vẫn bị
chi phối khá đậm nét bởi chế độ nô lệ gia trưởng và chế độ phân biệt đẳng cấp
xã hội. Trên cơ sở sự phát triển của thời kỳ văn minh này, triết học, tôn giáo Ấn
Độ không còn tính chất tản mạn, mà đã hình thành nên các trường phái có tính hệ
thống, phong phú, đa dạng khác nhau, và được trình bày thành các kinh sách với
hai hệ thống chính, đó là Hệ thống triết học tôn giáo chính thống và Hệ thống
triết học tôn giáo không chính thống.
Ở Ấn
Độ, khó có thể nói chính xác các hệ thống triết học bắt đầu từ lúc nào mà chỉ
có thể ước tính khoảng thời gian xuất hiện của chúng. Các trường phái triết
học Ấn Độ có thể đã xuất hiện trong những khoảng thời gian sau:
·
500
trước công nguyên - Vệ Đà và Áo nghĩa thư
·
500
trước công nguyên - Jaina, Phật, Bhagavad Gita, Manu Smriti
· 300
trước công nguyên - sự phát triển của nền triết học Ấn giáo (Darshanas) chính
thống
·
200
sau công nguyên - Long Thụ và sự phát triển của trường
phái Đại thừa
·
600
sau công nguyên - Shankaracharya và
sự phát triển của Vedanta
· 900 sau công nguyên - sự phát triển của các trường phái: Visishtadvaita, Dvaita...
Các trường phái triết
học Ấn Độ cổ đại như những bông hoa trong vườn hoa muôn hương sắc, nảy sinh
trên mảnh đất đặc biệt màu mỡ đó. Nó luôn quan tâm đến số phận con người và
luôn trăn trở tìm kiếm lời giải đáp cho hàng loạt câu hỏi liên quan đến vấn đề
nhân sinh như: Con người sinh ra từ đâu? Con người sống như thế nào? Con người
trú ngụ ở đâu khi chết đi? Ý nghĩa cao đẹp của cuộc đời con người là gì? Vì sao
con người lại phải chịu những đau khổ? Làm thế nào để giải phóng con người khỏi
nỗi khổ của cuộc đời? Chính cách đặt vấn đề và cách thức đi tìm những phương
pháp để giải 2 quyết vấn đề về nhân sinh như thế đã làm cho triết học Ấn Độ cổ
đại có sức hấp dẫn kỳ lạ, trở thành đạo lý của người Ấn Độ, mang giá trị nhân
văn sâu sắc.
2. Phật giáo
Ở đây chúng ta sẽ tìm
hiểu kỹ hơn về Phật giáo, về lịch sử hình thành cũng như những tư tưởng và quan
niệm của hệ thống triết học này.
Phật giáo hay đạo Phật là một tôn giáo đồng
thời cũng là một hệ thống triết học không
chính thống bao gồm một loạt các giáo lý, tư tưởng triết học cũng như tư tưởng
cùng tư duy về nhân sinh quan, vũ trụ quan, thế giới quan, giải thích hiện tượng tự nhiên, tâm linh, xã hội, bản
chất sự vật và sự việc.
Phật
giáo được Tất-đạt-đa
Cồ-đàm, người sáng lập Phật giáo, thuyết giảng ở miền
bắc Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Phật giáo xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VI
trước Công nguyên. Không lâu sau khi ra đời, Phật giáo đã lan tỏa mạnh mẽ đén
các quốc gia khác thuộc khu vực Châu Á. Hiện nay, Phật giáo có mặt ở khắp các
châu lục và là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới.
Tư
tưởng chủ đạo của đạo Phật là dạy con người hướng thiện, có tri thức để xây dựng
cuộc sống tốt đẹp yên vui trong hiện tại. Đạo Phật không công nhận có một đấng
tối cao chi phối đời sống của con người, không ban phúc hay giáng hoạ cho ai mà
trong cuộc sống mỗi người đều phải tuân theo luật Nhân - Quả, làm việc thiện
thì được hưởng phúc và làm việc ác thì phải chịu báo ứng.
3. Các đại diện tiêu biểu cho trường phái Phật giáo
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có tên gốc là “Kiều Đạt Ma. Tất Đạt Đa”. Trong tiếng Phạn, “Kiều Đạt Ma” có nghĩa là hiền lành, tốt đẹp. “Tất Đạt Đa” là tên. Trong tiếng Phạn nó có nghĩa là sự may mắn, cát tường, mang hàm nghĩa là “thành tựu hết thảy”, “hoàn thành trọn vẹn”.
“Định luật vô thường” của Đức Phật
Khi nói về thế giới và con người, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng: thế giới này được khởi tạo bởi nhân duyên hòa hợp, pháp nào do duyên hợp, pháp ấy phải chịu sinh diệt, vô thường, tan hoại và diệt vong. Định luật vô thường của đức Phật chia làm bốn giai đoạn: “thành, trụ, hoại, không” hay “sinh, trụ, dị, diệt”.Còn con người là tập hợp của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Gọi khác đi là thân và tâm; nhìn nhận dưới góc độ triết học là vật chất và tinh thần, dưới góc độ sinh học là sinh lí và tâm lí.
Ông được những Phật tử coi
là một bậc đạo sư và tâm linh tiến đến giác ngộ, tinh thần viên mãn, tự giải thoát bản
thân hoàn toàn khỏi quy luật sinh tử luân hồi và
hiểu rõ được tất cả bản chất mọi sự
vật sự việc; đồng thời truyền bá những kinh nghiệm tu
luyện và giác ngộ của mình cho người khác để họ có thể tự chấm dứt khổ đau của
bản thân, đạt được "hạnh phúc tối thượng".
Sự hy sinh cao cả, lòng từ bi rộng lớn, trí
tuệ sáng suốt, ý chí dũng mãnh của Ngài không những là bao nhiêu gương sáng cho
riêng hàng Phật tử, mà còn cho tất cả mọi người. Nếu chúng ta quan niệm Ngài là
một vĩ nhân, thì đó là một vĩ nhân trên hết các vĩ nhân của nhân loại từ xưa
đến nay. Nếu chúng ta quan niệm Ngài là bậc siêu nhân, thì đó là một siêu nhân
cao hơn bao nhiêu bậc siêu nhân khác. Nếu chúng quan niệm đời Ngài là một sự
thị hiện của Phật, thì đó là sự thị hiện đẹp đẽ nhất và đầy đủ ý nghĩa hơn hết
trong các sự thị hiện.
Tôn giả Tịch Thiên
Tịch Thiên là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch (khoảng thời gian giữa 685-763 SCN), thời kỳ Phật giáo Đại thừa phát triển mạnh và có sự ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ. Tuy nhiên năm tháng chính xác của ông vẫn chưa được xác định rõ ràng. Theo sử sách, ông là một vị vương tử người Nam Ấn, sau đó xuất gia và từng tu học tại Đại học Phật giáo nổi tiếng Nalanda. Sư là tác giả của hai tác phẩm quan trọng là (Đại thừa) Tập Bồ Tát học luận và Nhập Bồ-đề hành luận. Một tác phẩm thứ ba cũng thường được nhắc đến là Tập kinh luận đã thất truyền (theo Thánh Nghiêm thì được dịch ra Hán ngữ dưới tên Đại thừa thật yếu nghĩa luận).
Nhập Bồ-đề hành luận là
tác phẩm nhằm hướng dẫn cho Cư sĩ hay người mới nhập môn.
Nhập Bồ-đề hành luận là một trình bày khá có hệ thống về phương cách thực hành con đường Bồ-tát. Với hành giả thực hành con đường này, trước hết cần phải phát khởi tâm Bồ-đề, đó là tâm cầu giác ngộ và phụng sự chúng sanh, hay nói một cách quen thuộc là thệ nguyện “thượng cầu Phật đạo hạ hóa chúng sanh”.
- TẬP BỒ TÁT HỌC LUẬN
Tập Bồ Tát học luận bao gồm 19
chương với 27 bài kệ chính và lời bình giảng. Trọng tâm của Tập Bồ Tát học luận là con
đường tu tập của một vị Bồ Tát. Điểm đặc biệt của Tập Bồ Tát học luận nằm ở chỗ không nhấn mạnh đến khía
cạnh triết học Phật giáo, mặc dù cơ sở quan trọng này không bao giờ bị xao
lãng. Tất cả những chủ đề được đưa ra và bình luận đều hướng về mục đích cứu
cánh, đó là thành tựu quả vị Bồ Tát,
đạt giác ngộ vì
lợi ích chúng sinh. Nhìn chung, tác phẩm được viết một cách giản dị, tha thiết
và đầy thi vị.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi 💜
0 Nhận xét